1. Thoái hóa khớp háng là gì?
Bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp háng thường trải qua đau đớn kéo dài, biến đổi cấu trúc khớp, có thể dẫn đến tàn phế, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống cũng như gây gánh nặng cho gia đình và xã hội. Nếu bệnh được phát hiện và điều trị kịp thời, quá trình tiến triển của bệnh có thể chậm lại, giảm bớt cơn đau và cải thiện sức khỏe bệnh nhân, từ đó giảm thiểu nguy cơ tàn phế.
Thoái hóa khớp háng gồm hai thể bệnh:
Thoái hóa khớp háng nguyên phát: Đây là nguyên nhân của 50% các trường hợp thoái hóa khớp háng, thường xảy ra ở những người trên 60 tuổi.
Thoái hóa khớp háng thứ phát được chia thành các loại nhỏ sau:
- Thoái hóa khớp háng do chấn thương: Các trường hợp như gãy cổ xương đùi, trật khớp háng hoặc vỡ ổ cối thường dẫn đến thoái hóa khớp háng sau này.
- Thoái hóa khớp háng phát triển sau các biến dạng như coxa plana hoặc hoại tử vô khuẩn của chỏm xương đùi.
- Thoái hóa khớp háng xảy ra trên nền tảng các dị dạng cũ như trật khớp háng, thiểu sản khớp háng…
2. Nguyên nhân thoái hóa khớp háng
Nguyên nhân nguyên phát: Thường xảy ra ở người cao tuổi và chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nguyên nhân.
Nguyên nhân thứ phát:
- Tiền sử viêm khớp háng do các bệnh như thấp khớp, viêm khớp, viêm cột sống dính khớp và viêm khớp do lao.
- Chấn thương khớp háng từ hoạt động lao động, tập luyện, chơi thể thao hoặc té ngã khi leo cầu thang,…
- Hoại tử vô khuẩn của chỏm xương đùi không được điều trị triệt để có thể dẫn đến thoái hóa khớp háng khi bước vào tuổi trung niên.
- Thoái hóa khớp háng có thể xuất phát từ những dị tật bẩm sinh ở khớp háng hoặc chi dưới.
- Thoái hóa ở khớp háng cũng có thể là biến chứng từ các bệnh khác như gout, đái tháo đường hoặc bệnh huyết sắc tố.
- Thừa cân, béo phì cũng là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa khớp hàng. Vì gây sức ép lớn lên khớp háng, lâu ngày dẫn đến thoái hóa khớp.
3. Triệu chứng thoái hóa khớp háng
Các triệu chứng của thoái hóa khớp háng bao gồm:
Bệnh nhân thường gặp khó khăn trong việc đi lại, đi khập khiễng do khớp háng phải chịu trọng lực lớn của cơ thể.
Triệu chứng đau tiến triển theo từng giai đoạn như sau:
- Trong giai đoạn đầu của bệnh: Người bệnh thường cảm thấy đau ở vùng bẹn, sau đó cơn đau có thể lan xuống đùi, đôi khi đến khớp gối, phía sau mông hoặc vùng mấu chuyển của xương đùi. Cơn đau thường tăng lên khi cử động hoặc khi đứng trong thời gian dài.
- Giai đoạn sau: Người bệnh thường gặp các cơn đau dồn dập vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy và cảm thấy đau mỏi nhiều hơn vào buổi chiều tối. Cơn đau thường xuất hiện khi người bệnh đột ngột thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng và có chiều hướng đau hơn khi di chuyển.
- Giai đoạn muộn: Người bệnh cảm thấy đau ngay cả khi đang nghỉ ngơi, đau nhiều hơn vào ban đêm, đặc biệt khi thời tiết thay đổi đột ngột.
Bệnh nhân thường cảm thấy mỏi và tê cứng khi vận động hoặc thực hiện các động tác co duỗi khớp háng.
Biên độ vận động của khớp háng bị giảm, ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày như ngồi xổm, đi vệ sinh, hay buộc dây giày,…
Các cơn đau nhói thường xuất hiện khi xoay người, gập người hoặc khi dạng háng. Tuy nhiên, cơn đau này thường giảm khi nghỉ ngơi.
Triệu chứng đau sẽ tiến triển khác nhau qua từng giai đoạn thoái hóa khớp háng.
4. Đối tượng nguy cơ thoái hóa khớp háng
Yếu tố nguy cơ gây ra thoái hóa ở khớp háng bao gồm:
- Tuổi tác: Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn.
- Béo phì
- Khớp háng bị tổn thương hoặc bị quá tải do hoạt động mạnh.
- Dị tật bẩm sinh khớp háng.
- Yếu tố di truyền: Nếu bố mẹ mắc bệnh, nguy cơ mắc thoái hóa khớp háng ở con cái sẽ cao hơn nhiều so với người bình thường.
5. Thoái hóa khớp háng có nguy hiểm không?
Bệnh nhân thoái hóa khớp háng nếu không điều trị đúng và kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
- Mọc gai xương.
- Lệch trục khớp.
- Thoát vị hoạt dịch.
- Nứt hoặc gãy xương hông.
- Teo cơ và dây chằng xung quanh khớp háng.
- Ảnh hưởng đến tâm lý dẫn đến lo âu và trầm cảm.
- Mất khả năng vận động vĩnh viễn.
6. Các biện pháp chẩn đoán thoái hóa khớp háng
- Khám lâm sàng.
- Hình ảnh X-quang:
- Hẹp khe khớp: Dấu hiệu chứng tỏ mòn sụn khớp.
- Mọc gai xương: Có thể phát triển ở nhiều vị trí khác nhau, bao gồm chỏm xương đùi và xương chậu, điều này là nguyên nhân giải thích lý do sự hạn chế khả năng vận động của khớp háng.
- Đặc xương dưới sụn: Quan sát được ở vùng chịu lực tỳ đè lớn.
- Khuyết xương: Cũng thường gặp, đôi khi có kích thước lớn.
- Chụp CT scanner hoặc MRI (tùy trường hợp).
7. Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp háng
7.1. Điều trị nội khoa chữa thoái hóa khớp háng
- Các thuốc giảm đau, chống viêm.
- Giữ cân nặng cơ thể hợp lý.
- Sử dụng các thiết bị hỗ trợ di chuyển nhằm cải thiện chức năng của các khớp, bao gồm nạng, xe tập đi, gậy,…
* Hỗ trợ chữa trị bằng điện sinh học DDS:
Đến với Phương pháp điện sinh học DDS kết hợp dinh dưỡng tiết chế, các triệu chứng trên sẽ được hỗ trợ điều trị rất hiệu quả.
Viện VMP là đơn vị hàng đầu trong ứng dụng phương pháp điện sinh học DDS kết hợp dinh dưỡng tiết chế, các triệu chứng trên sẽ được hỗ trợ điều trị rất hiệu quả. Bởi đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN Y DƯỢC VIÊT (VMP)
Địa chỉ: R4.10 (B1.2.10) The Eden Rose, Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội
Alo Bác sĩ: 09 31 643 075