Khoá học
Alo Bác sĩ: 0931 643 075

Vật lý trị liệu cổ vai gáy: Lợi ích, chỉ định thực hiện bài tập

Vật lý trị liệu cổ vai gáy là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với tình trạng đau nhức, căng cứng vùng cổ vai gáy. Mục tiêu chủ yếu giúp giảm đau, cải thiện phạm vi vận động và ngăn tổn thương tái phát. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn chống chỉ định với một số trường hợp Người bệnh cần trao đổi kỹ với bác sĩ trước khi điều trị để đạt được hiệu quả tốt nhất, tránh gặp biến chứng.

Tổng quan về tình trạng đau cổ vai gáy

Đau cổ vai gáy là tình trạng co cứng cơ xảy ra ở vùng cổ vai gáy gây đau nhức, hạn chế tầm vận động khi quay đầu hoặc cổ. Triệu chứng đau đớn, khó chịu thường xuất hiện phổ biến vào mỗi buổi sáng, liên quan chặt chẽ đến hệ thống mạch máu, cơ xương khớp, dây chằng trong khu vực này.

Các triệu chứng đau cổ vai gáy thường mang tính chất cơ học, bao gồm:

  • Khó chịu, đau nhức nhẹ, cơn đau khu trú tại một điểm giữa vai, cổ hoặc lan rộng ra trên vai, cổ
  • Cơn đau nhói xuất hiện rồi biến mất, có thể lan xuống vai hoặc cánh tay, bàn tay
  • Cứng vùng cổ vai gáy, gây hạn chế tầm vận động khi quay đầu, nhấc cánh tay
  • Triệu chứng đau trở nên trầm trọng hơn khi dùng tay ấn vào vùng tổn thương
  • Triệu chứng tê, ngứa ran lan dần xuống vai, cánh tay, bàn tay
  • Triệu chứng đau trở nên nghiêm trọng hơn khi thực hiện một số động tác nhất định, chẳng hạn như: ngồi, nằm ngủ, quay đầu sang một bên, chơi thể thao…

Vật lý trị liệu cổ vai gáy là gì?

Vật lý trị liệu cổ vai gáy là phương pháp điều trị không xâm lấn, ít tác dụng phụ nhất đối với tình trạng đau cổ vai gáy cấp và mạn tính. Hầu hết các chương trình tập và các phương pháp vật lý trị liệu đều hướng đến mục tiêu giảm đau, cải thiện cứng khớp để tăng cường sức mạnh và kéo giãn các cơ vùng tổn thương. Các phương pháp, bài tập, thời gian cụ thể sẽ thay đổi linh hoạt tùy theo từng trường hợp. (1)

Vật lý trị liệu cổ vai gáy được chỉ định thực hiện với các mục tiêu điều trị sau đây:

  • Giảm tình trạng đau khớp và cứng khớp
  • Cải thiện phạm vi chuyển động của phần đầu, cổ, vai, gáy
  • Tăng cường sức mạnh cho cổ và cơ bắp
  • Ngăn tình trạng đau cổ vai gáy tái phát
  • Cải thiện tư thế cổ và chức năng vận động

Tác dụng khi điều trị đau mỏi vai gáy bằng vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị hiệu quả đối với tình trạng đau cổ vai gáy. Một số tác dụng quan trọng phải kể đến gồm: 

  • Giảm đau và cứng khớp: Chương trình vật lý trị liệu thụ động có tác dụng giảm đau vùng tổn thương và đẩy nhanh quá trình phục hồi.
  • Tăng cường sức mạnh: Chương trình tập vật lý trị liệu cũng chú trọng vào việc tăng cường cơ bắp cho vùng tổn thương.
  • Cải thiện phạm vi chuyển động: Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ thiết kế các bài tập linh hoạt, phù hợp với từng trường hợp nhằm mục đích cải thiện phạm vi chuyển động cho vùng cổ và lưng.
  • Ngăn ngừa các chấn thương trong tương lai: Các bài tập vật lý trị liệu giúp ngăn ngừa hiệu quả tình trạng cơn đau tái phát và các chấn thương khác trong tương lai.

Khi nào cần thực hiện liệu pháp này?

Vật lý trị liệu cổ vai gáy được chỉ định thực hiện trong các trường hợp sau đây:

  • Đau cổ vai gáy nhiều, kéo dài, tái phát liên tục, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
  • Phục hồi sau chấn thương mô mềm, chấn thương cột sống cổ, đau, cứng khớp kéo dài
  • Cải thiện tình trạng đau cổ vai gáy, cứng khớp sau phẫu thuật cột sống, giúp tăng cường chức năng cổ vai gáy, cải thiện hoặc ngăn ngừa tình trạng co thắt cơ trong quá trình phục hồi
  • Vật lý trị liệu cổ vai gáy cũng có thể được khuyến nghị trở thành một phần trong chương trình điều trị các bệnh lý khác

Chống chỉ định trong trường hợp nào?

Trong một số trường hợp, vật lý trị liệu có thể không giúp cải thiện triệu chứng đau cổ vai gáy, ngược lại còn khiến tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn. Cụ thể, phương pháp này được chống chỉ định đối với các tình trạng sau: (3)

  • Cột sống cổ không đủ ổn định để tập vật lý trị liệu, chẳng hạn như: đốt sống bị gãy, thoái hóa cột sống gây chèn ép tủy sống hoặc rễ thần kinh…
  • Đang gặp phải các vấn đề bệnh lý nghiêm trọng như: nhiễm trùng, khối u…

Những phương pháp vật lý trị liệu cổ vai gáy

Vật lý trị liệu cổ vai gáy có hai hình thức phổ biến, gồm:

1. Vật lý trị liệu bằng các tác nhân vật lý

Vật lý trị liệu bằng các tác nhân vật lý là phương pháp điều trị không yêu cầu người bệnh phải vận động cơ thể, bao gồm:

  • Liệu pháp chườm nóng hoặc lạnh: Người bệnh có thể được chỉ định chườm nóng hoặc lạnh để làm giảm sưng đau. Chườm nóng giúp cải thiện lưu lượng máu và thư giãn cơ bắp bị căng cứng. Trong một số trường hợp, tùy vào tình trạng vết thương, chườm nóng và lạnh có thể được thực hiện luân phiên để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Liệu pháp xoa bóp: Xoa bóp giúp thư giãn các cơ, hỗ trợ giảm đau và cải thiện tình trạng cứng khớp. Liệu pháp này thường được thực hiện cho phần cổ vai gáy và lưng.
  • Điện xung trị liệu: Phương pháp này sẽ sử dụng dòng điện đi qua dây dẫn, đến vùng tổn thương để làm giảm triệu chứng sưng đau. Điện xung trị liệu rất đa dạng, phù hợp cho từng mục đích khác nhau như: kích thích co cơ, thúc đẩy quá trình chữa lành mô, chuyển ion qua da để giảm đau,… Trong đó, phương pháp phổ biến nhất là kích thích dây thần kinh bằng xung điện qua da (TENS), giúp cải thiện triệu chứng đau nhức cổ vai gáy.
  • Siêu âm: Người bệnh sẽ được thoa một loại gel lên vùng bị đau hoặc sưng tấy, sau đó dùng thiết bị cầm tay massage nhẹ nhàng để truyền sóng âm năng lượng cao vào các mô. Trong quá trình thực hiện, người bệnh sẽ cảm thấy ấm nhẹ, thư giãn cơ bắp và giảm đau.
  • Xung kích: Phương pháp này sử dụng nguyên lý sóng cơ học để giúp phục hồi các vết thương mạn tính, viêm gân, tan vôi hóa.
  • Laser: Kích thích sinh học lên vùng điều trị, hỗ trợ điều trị các tổn thương cấp, kháng viêm, điều trị đau cấp tính.
  • Radio trúng đích: Phương pháp này sử dụng tác động của sóng radio để giúp giảm phù và co thắt cơ.
  • Từ trường siêu dẫn: Khử cực thần kinh cơ, giúp di động khớp, kích thích cơ và điều trị đau.
  • Máy kéo cột sống cổ: Phương pháp này sẽ tiến hành kéo giãn cột sống bằng máy dựa trên nguyên lý cơ học, có điều chỉnh kéo, chế độ,‎ thời gian theo yêu cầu lên cột sống.‎ Mục đích chính là giảm đau, thư giãn cơ, điều chỉnh rối loạn trong một số bệnh về cột sống.

2. Vận động trị liệu

Vận động trị liệu là phương pháp điều trị yêu cầu người bệnh tự vận động cơ thể thông qua các bài tập và động tác kéo giãn. Mục tiêu chính là cải thiện sức mạnh, tính linh hoạt của các cơ vùng cổ vai gáy, giúp làm giảm triệu chứng đau nhức, duy trì tư thế tốt và giảm căng thẳng cho cột sống. Cụ thể bao gồm:

  • Bài tập kéo giãn cổ: kéo giãn các cơ bám trực tiếp hay lân cận cột sống cổ.
  • Bài tập tăng cường sức mạnh: Giúp tăng cường sức mạnh, cải thiện chức năng cơ cổ lưng, hỗ trợ cột sống, góp phần cải thiện tư thế, giảm đau.
  • Tập thể dục nhịp điệu: Tập thể dục nhịp điệu có tác dụng tăng cường lưu lượng máu và nhịp thở của tim, phổi trong suốt thời gian tập luyện. Người bệnh có thể được chỉ định đạp xe, bơi hoặc đi bộ nhanh. Những hoạt động này tác động nhẹ nhàng, không gây chèn ép cột sống.
  • Tập thể dục trị liệu dưới nước: Bài tập này giúp làm giảm áp lực lên cột sống nhưng vẫn cho phép các cơ hoạt động hiệu quả, thường được chỉ định thực hiện với trường hợp đau cổ vai gáy, đau lưng nghiêm trọng.

Các bài tập vận động trị liệu có thể được chỉ định kết hợp hoặc thực hiện vào các giai đoạn khác nhau trong kế hoạch điều trị, tùy thuộc từng trường hợp. Giai đoạn đầu thường tập trung vào các phương pháp vật lý trị liệu, sau đó kết hợp với phương pháp thứ hai theo thời gian.

Cần lưu ý gì khi lựa chọn vật lý trị liệu chữa đau cổ vai gáy?

Dưới đây là hai lưu ý quan trọng người bệnh cần cân nhắc khi điều trị vật lý trị liệu cổ vai gáy: 

  • Kiên trì theo hết liệu trình, không ngưng điều trị giữa chừng trừ trường hợp được bác sĩ chỉ định.
  • Chọn địa chỉ điều trị uy tín để đạt hiệu quả cải thiện như mong đợi, tránh tình trạng cơn đau trở nên nghiêm trọng, gây tổn thương khớp, mô mềm hoặc tốn thêm nhiều thời gian, công sức.

Viện VMP là đơn vị hàng đầu trong ứng dụng phương pháp điện sinh học DDS kết hợp dinh dưỡng tiết chế, các triệu chứng trên sẽ được hỗ trợ điều trị rất hiệu quả. Bởi đội ngũ bác sĩ, chuyên gia  giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, năng động.

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN Y DƯỢC VIÊT (VMP)

Địa chỉ: R4.10 (B1.2.10) The Eden Rose, Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội

Alo Bác sĩ: 09 31 643 075

 

THAM VẤN Y KHOA

Viện trưởng Nguyễn Tuấn Bình

PGS.TS.BS. TTƯT. Đại tá - Nguyên Phó GĐ BV Y Học cổ truyền - Nguyên Phó Cục trưởng Cục Y tế - Bộ Công An

Ts. Trần Thạc Văn

Tiến sĩ - Đại tá - Người đặt viên gạch nền móng cho sự ra đời của Viện Nghiên cứu phát triển Y dược Việt.

Y sĩ YHCT: Nguyễn Văn Chiến

Giảng viên Viện nghiên cứu phát triển Y dược Việt

Với 12 năm trong ngành Y học cổ truyền, chủ của Phòng khám Y học cổ truyền An Phúc. Y sĩ đã giúp đỡ hàng ngàn bệnh nhân khoẻ mạnh nhờ các phương pháp cổ truyền.

Dược sĩ: Lê Thị Mỹ Hạnh

Giảng viên - Viện nghiên cứu phát triển Y dược Việt

Với sứ mệnh mang dinh dưỡng khoa học đến với cộng đồng. Hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng, hi vọng những chia sẻ của tôi sẽ góp phần vào một Việt Nam khỏe mạnh hơn!

Bs: Lê Diệu Linh

Giảng viên Trường Cao đẳng Công Nghệ Y Dược Việt Nam - Giảng viên Viện nghiên cứu phát triển Y dược Việt

Với hơn 10 năm trong ngành Y học, chủ của hệ thống chăm sóc sức khoẻ nổi tiếng, Bác sĩ đã giúp đỡ hàng ngàn bệnh nhân, trẻ Em- Nhi khoa khoẻ mạnh nhờ các phương pháp cổ truyền, chăm sóc sức khoẻ, là một nhà khoa học có sức ảnh hướng lớn.

ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN MIỄN PHÍ








    GIỚI THIỆU DDSVIET

    VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN Y DƯỢC VIỆT

    ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ DDS CHĂM SÓC SỨC KHỎE, HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGHỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE & SẮC ĐẸP VIỆT NAM

    • Viện trưởng: PGS.TS.BS. Đại tá Nguyễn Tuấn Bình (Nguyên Phó cục trưởng Cục Y tế - Bộ Công An)
    • Địa chỉ: R4.10 (B1.2.10) The Eden Rose, Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội
    • Giờ làm việc: 08:00-17:00 (Thứ 2-Thứ 7)
    • Hotline: 0931 643 075

    Có thể bạn thích

    spot_img

    Bài mới

    Mục lục